HBV-RNA huyết tương là một dấu ấn mới của virus viêm gan B. Các nghiên cứu khoa học cho thấy có sự hiện diện phổ biến của HBV-RNA trong máu ngoại vi của bệnh nhân nhiễm HBV. Nó xuất hiện không chỉ ở bệnh nhân HBsAg dương tính mà vẫn còn hiện diện kể cả khi HBsAg âm tính. Đối với các bệnh nhân viêm gan B mạn tính, HBV-RNA đều xuất hiện với các nồng độ khác nhau ở tất cả các bệnh nhân, cho dù HBeAg âm tính hay dương tính.

         

            Trong điều trị bệnh lý viêm gan B mạn tính, điều mà được quan tâm đặc biệt luôn là đánh giá đáp ứng điều trị thế nào? có khả năng chuyển đảo huyết thanh không? virus có khả năng tái tạo phục hồi không? Bằng các xét nghiệm hiện có hiện nay, các dấu ấn của virus có khả năng phản ánh mức độ hoạt động của cccDNA trong gan là cần thiết để theo dõi bệnh nhân và tiên lượng đánh giá đáp ứng điều trị chuẩn xác hơn. Các nghiên cứu cho thấy, dấu ấn phân tử HBV-RNA huyết tương là một dấu ấn huyết tương đầy triển vọng, có khả năng bổ khuyết cho các dấu ấn virus đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Định lượng HBV-RNA có ý nghĩa quan trọng trong dự báo chuyển đảo HBeAg huyết thanh và sự phục hồi virus HBV sau quá trình điều trị.

            

            Phòng khám chuyên khoa nội số 33 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội là đơn vị đầu tiên triển khai xét nghiệm định lượng HBV-RNA tại TP. Hà Nội. Hy vọng với xét nghiệm mới này, các bác sĩ có thêm một bửu bối trong tay để theo dõi và điều trị hiệu quả bệnh nhân viêm gan B, góp phần tham gia vào chương trình "Chung tay đẩy lùi viêm gan siêu vi".

BS Tuấn Anh - Phạm Dũng