BỆNH VIÊM GAN D
Virus viêm gan D (HDV) được Rizzeto khám phá ra vào năm 1977. Đây là một loại vi khuẩn có cấu trúc khá đơn giản, gần giống như virus thực vật, vì thể chúng được coi là virus không trọn vẹn. Khi sinh trưởng đơn độc chúng không có khả năng gây bệnh. Nhiễm khuẩn HDV chỉ có thể xảy ra nếu một cá nhân bị viêm gan B mạn (HBV) rồi sau đó lại nhiễm HDV (bội nhiễm) hay ở cùng một bệnh nhân bị nhiễm đồng thời với cả HBV và HDV (đồng nhiễm khuẩn). Có nghĩa là khi có sự hiện diện của HBV trong máu thì HDV có khả năng hợp tác với HBV gây hủy hoại tế bào gan một cách nặng nề hơn rất nhiều.
Hiện nay người ta đã phân lập được 3 kiểu gen khác nhau của virus viêm gan D. Theo một số tài liệu thì virus D1 được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, virus D2 được tìm thấy ở Đài Loan, virus D3 được tìm thấy nhiều ở các nước châu Mỹ Latinh; trong đó loại virus D3 được cho là nguy hiểm nhất.
Sự phụ thuộc của viêm gan virus D vào virus B được thể hiện rõ nét ở chỗ chúng sử dụng chất kháng nguyên HBsAg làm lớp vỏ bọc bảo vệ cho mình. Nếu không có lớp vỏ bọc này của viêm gan B, chúng không có khả năng xâm nhập vào tế bào gan và ngay cả khi chúng sinh trưởng được trong tế bào gan thì cũng không có khả năng gây bệnh do không có khả năng lan tràn từ tế bào này sang tế bào kia. Vì vậy nhất thiết phải bị nhiễm viêm gan B chúng mới trở thành yếu tố gây bệnh. Có tác giả đã ví viêm gan virus D như viên đạn cần cây súng là viêm gan virus B để bắn. Như vậy HDV chỉ gây nguy hiểm cho những ai đang mắc hoặc sẽ mắc bệnh viêm gan B mà thôi. Điều này cũng có nghĩa là HDV chỉ lây lan với những ai chưa có kháng thể kháng viêm gan virus B, những người có khả năng miễn nhiễm hay đã chích ngừa viêm gan B sẽ không bị nhiễm viêm gan virus D nữa.
- Đường lây: Viêm gan virus D lây lan chủ yếu qua đường máu. Ở Mỹ những cá nhân bị truyền máu nhiều lần hoặc lạm dụng tiêm thuốc vào tĩnh mạch, những người mắc bệnh ưa chảy máu là những đối tượng dễ bị lây lan nhiễm virus D hơn cả. Người ta cho rằng ở những người mắc bệnh viêm gan virus B thì kháng nguyên HBsAg có trong máu người bệnh có ái lực rất mạnh với viêm gan D và thúc đẩy sự phát triển của nó một cách nhanh chóng, vì vậy chỉ cần một số rất ít virus D cũng có thể lan truyền bệnh trong cộng đồng người bệnh nhiễm viêm gan virus B một cách dễ dàng.
Đường lây lan qua hoạt động tình dục được cho là có tỷ lệ khá thấp nhưng vẫn không loại trừ, vì vậy các tác giả khuyến cáo việc quan hệ tình dục an toàn nên được áp dụng mang tính chất phòng bệnh.
- Các triệu chứng và chẩn đoán: Các triệu chứng do viêm gan D gây ra cũng không có gì là đặc hiệu, chúng phụ thuộc vào mức độ tổn thương gan do viêm gan virus B gây ra. Nếu virus B đã và đang hủy hoại tế bào gan thì cộng hưởng làm cho bệnh diễn tiến rất nặng, còn trong trường hợp virus viêm gan B bị bất hoạt hay bị sức đề kháng của cơ thể đẩy lùi thì virus D cũng “chết theo”. Cho dù bị nhiễm viêm gan virus D là đồng nhiễm hay bội nhiễm thì với sự tiếp sức của viêm gan D, các tế bào gan ở bệnh nhân bị viêm gan B cũng bị hủy hoại một cách nhanh chóng. Các triệu chứng của viêm gan D có khi mờ nhạt nhưng cũng có khi mãnh liệt, nặng nề nhưng không đặc hiệu vì vậy để xác định bệnh nhân viêm gan virus D cần làm các XN máu như: XN nhiễm thể HDV-ARN tăng cao trong máu hoặc kháng nguyên HDAg dương tính là nhữngdấu hiệu nhiễm virus D. Ngoài ra khi cần có thể làm thêm một số XN khácnhư: HDV-Ab,HbeAg…
Viêm gan virus D cấp tính rất dễ trởthành ác tính vì vậy người bệnh cần được theo dõi một cách cẩn thận khixuất hiện những triệu chứng như mất tự chủ, dễ quên, nói nhảm thậm chíhôn mê, chảy máu cam, ói ra máu, xuất huyết tiêu hóa thì cần được đưavào bệnh viên cấp cứu ngay, nếu không bệnh nhân rất dễ tử vong.
Một số tác giả so sánh viêm gan D vớiviêm gan B, C thuần túy thì thấy rằng bệnh nhân viêm gan D có nguy cơ xơgan sớm hơn khoảng 10-20 năm trong đó khoảng 40% bệnh nhân bị xơ gan sẽtiến triển thành K gan. Đặc biệt đường tiêm chích ma túy sẽ dẫn đến xơgan nhanh hơn những đường khác. Tính nguy hiểm của viêm gan D còn thểhiện ở chỗ đối với những người lành mang virus B khi bị nhiễm D nó lạikích hoạt đánh thức viêm gan B để cùng khởi đầu cho sự hủy hoại tế bàogan.
- Điều trị và dự phòng: Trongkhi đa số bệnh nhân viêm gan B có thể khỏi bệnh thì viêm gan virus D cókhuynh hướng chuyển thành mạn tính vì thế HDV được coi là virus viêmgan cứng đầu, nguy hiểm và khó điều trị nhất. Việc điều trị viêm gan Dchủ yếu cũng sử dụng Interferon–alfa nhưng nhưng tốn kém hơn nhiều,lượng thuốc gấp đôi, thời gian điều trị kéo dài gấp 5 lần nhưng cũng chỉcó từ 40-70% là có kết quả, trong số đó lại có từ 60-90 % sẽ tái phátsau khi ngừng thuốc một thời gian. Bên cạnh đó thuốc chủng ngừa virus Dvẫn đang trong vòng nghiên cứu. Vì vậy đối với người khỏe mạnh, việctiêm chủng phòng ngừa đối với viêm gan virus B chính là biện pháp hữuhiệu nhất để phòng ngừa viêm gan virus D, bởi vì như đã nói nếu không cóvirus B trong cơ thể thì hoàn toàn không sợ lây nhiễm virus D. Còn đốivới những người đã mắc bệnh viêm gan B thì nguy cơ mắc virus D là rấtcao, do đó cần thận trọng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bội nhiễm.
Các biện pháp phòng ngừa đối với viêm gan virus B cũng chính là các biện pháp phòng ngừa đối với viêm gan virus D.
BS Bạch Long