1. Nhóm máu là gì?

+ Khái niệm nhóm máu:

Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu, được xác định căn cứ vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau. Có rất nhiều hệ nhóm máu khác nhau, nhưng phổ biến nhất trong y học là hai hệ nhóm máu ABO và Rhesus ( hệ ABO sẽ nói bên dưới, về hệ Rh sẽ có bài riêng )

Trong máu của người có chứa nguyên tố làm đông ( Kháng nguyên ) A, B và yếu tố đông máu (kháng thể ) A, B. Các kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu, còn các kháng thể có trong huyết tương ( huyết thanh ). Khi các kháng nguyên và các kháng thể cùng tên gặp nhau thì hiện tượng đông máu sẽ xảy ra ( phản ứng hòa tan máu ).Vì vậy, máu trong cơ thể người phải có kháng nguyên và kháng thể khác tên nhau.

+ Phân loại nhóm máu:

Sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein, gọi là các kháng nguyên và kháng thể. Con người có các nhóm máu khác nhau thì các sự kết hợp khác nhau của những phân tử này. Nhóm máu của một người tùy thuộc vào sự di truyền từ cha mẹ.

2. Hệ thống nhóm máu ABO:

Năm 1901, Karl Landsteiner, sinh viên của trường đại học Austria Vienna là người đầu tiên phát hiện ra nhóm máu ABO. Phát hiện này có ảnh hưởng vô cùng lớn với nhân loại cho phép chọn đúng nhóm máu để truyền và mở rộng đã mở đường cho việc truyền máu an toàn. Năm 1930 Karl Landsteiner đã dành được giải Nobel.

+ Hệ thống nhóm máu ABO phân thành các nhóm:

Nhóm máu A:Trong máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương

Nhóm máu B:Trong máu có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể A trong huyếttương

Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt tế bào hồng cầu nhưng không có kháng thể Ahay B nào trong huyết tương

Nhóm máu O:Không có kháng nguyên A hay B nào trên bề mặt hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A và B trong huyết tương

+ Sơ đồ truyền máu hệ ABO

 

Để việc truyềnmáu diễn ra thành công, phải có sự tương thích giữa máu cho và nhận. Nếu không,các tế bào hồng cầu từ máu cho sẽ bị đông kết. Các tế bào hồng cầu bị đông kết sẽ bị vỡ và tràn ra cơ thể. Trong tế bào hồng cầu có chứa các hemoglobin, vàcác hemoglobin này sẽ trở nên độc hại với cơ thể khi nằm ngoài tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn tới tử vong cho người nhận máu.

+ Sự di truyền nhóm máu ABO

Hệ thống nhóm máu A, B, O được di truyền theo quy luật Mendel và có 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB. Quy định nhóm máu gồm 3 gen mang tính trạng trội là Alen, Alen lA, lB và một mang tính trạng lặn là Alen lo. Vì vậy người nhóm máu A có thể mang kiểu gen lAlA hoặc lAlo; người nhóm máu B có thể mang kiểu gen lBlB hoặc lBlo; người có nhóm máu AB mang kiểu gen lAlB; người nhóm máu O mang kiểu gen lolo.

Các trường hợp kết hợp nhóm máu:

Cha Me Con
1, O x O= O
2, O x A = O,A
3, O x B = O, B
4, O x AB = A, B 
5, A x A = O,A
6, A x B = O, A, B, AB
7, A x AB = A, B, AB
8, B x B = O, B
9, B x AB = A, B, AB
10, AB x AB = A, B, AB

+ Các hệ nhóm máu khác:

Từ năm 1927, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục phát hiện ra các nhóm máu mới là nhóm máu MN, nhóm máu Q, nhóm máu E, nhóm máu T, nhóm máu Rh, ....Trong đó có nhóm máu Rh cũng được quan tâm nhiều do ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.

+ Tỷ lệ các nhóm máu trong hệ ABO

Ở các nước châu Âu, người nhóm máu O chiếm phần nhiều. Ở Mỹ, nhóm O chiếm 46%, nhóm A chiếm40%; ở Anh, người máu O chiếm 47%, người máu A chiếm 42%. Ở Nhật Bản, người nhóm máu A là chủ yếu.

Quốc gia có tỷ lệ người nhóm máu A nhiều nhất là nước Đức, chiếm 45%, máu O chiếm 41%.

Các nước Trung Á, Ấn Độ, Mông Cổ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ... người nhóm máu B chiếm 30 -40%, có nơi còn vượt quá 50%.

Ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu O là 42% ; nhóm A xấp xỉ 21%, nhóm B khoảng 20 %, nhóm AB khoảng 17%