E-PREP PAP: PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM MỚI SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Tại sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung (UTCTC)?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh UTCTC và 11 trường hợp tử vong. Chính vì vậy, việc tầm soát để phát hiện sớm các tổn thương trên CTC nhằm tránh bị ung thư CTC là vô cùng quan trọng.
Tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm mục đích gì ?
Các chuyên gia y tế cho biết, xét nghiệm PAP chính là phương pháp tầm soát giúp phát hiện sớm những bất thường ở cổ tử cung ngay cả khi chưa có những biểu hiện ra bên ngoài.
So với những bệnh ung thư khác thì các tế bào ung thư cổ tử cung phát triển chậm hơn, nhiều bệnh nhân may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn tiền ung thư thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn vì các bác sĩ sẽ sớm xử lý được các tế bào ung thư để ngăn ngừa các tế bào ác tính phát triển và lan rộng. 93% ung thư CTC có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa và tầm soát ung thư CTC định kỳ.
Ảnh minh họa: Ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung:
Virus Papilloma ở người (HPV), virus lây nhiễm qua đường tình dục, là nguyên nhân phổ biến nhất và yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung.
Ảnh minh họa: Virus HPV (Human papillomavirus) – nguyên nhân chủ yếu gây Ung thư CTC
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung:
* Tuổi: phụ nữ độ tuổi 35-50 dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
* Đẻ nhiều: phụ nữ có 5 con trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao.
* Hoạt động tình dục sớm: trước 17 tuổi và có nhiều bạn tình.
* Tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục do virus HPV hoặc herpes.
* Vệ sinh cá nhân kém.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung:
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát bệnh định kỳ.
Ở giai đoạn tiến triển, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những triệu chứng sau:
+ Chảy máu âm đạo.
+ Đau lưng.
+ Đi tiểu đau hoặc khó khăn, nước tiểu đục.
+ Táo bón mãn tính, cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì.
+ Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo.
+ Một chân bị sưng.
+ Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo.
Tầm soát Ung thư cổ tử cung bằng phương pháp mới E-prep PAP:
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp mới E-prep PAP với độ chính xác từ 80 – 90% giúp cho việc tầm soát được chính xác hơn phương pháp PAP truyền thống.
Quy trình lấy mẫu tế bào cổ tử cung thực hiện E-prep PAP test
Đơn giản, mau chóng, nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho bệnh nhân
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm E-prep PAP:
Hai ngày trước khi thực hiện xét nghiệm E-prep PAP Test nên tránh:
+ Giao hợp, bơm rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, dùng thuốc diệt tinh trùng…
+ Không thực hiện xét nghiệm khi đang ở chu kỳ kinh nguyệt, tốt nhất là khoảng ngày 8-15 của chu kỳ kinh.
+ Không thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ độc thân trừ khi có yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.