PHÂN LOẠI CÁC KHỐI U THEO TỔ CHỨC

CÁC U CỦA TỔ CHỨC LIÊN KẾT

 

 

1. Đại cương :

Mô liên kết là mô được sinh ra từ trung bì nằm hoàn toàn bên trong cơ thể và có chức năng đệm đỡ liên kết các thành phần với nhau tạo hình cho cơ thể dự trữ và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho các mô khác , bảo vệ cơ thể bằng thực bào và sinh kháng thể .

Mô liên kết chính thức thành phần tế bào gồm ; , tế bào trung mô dự trữ (mô bào - histyocyte ) , tế bào lưới (reticulocyt ), nguyên bào sợi ,đại thực bào, tương bào , mastocyt , tế bào mỡ , tế bào nội mô và các chất gian bào trong đó có các sợi và chất căn bản không hình thái .

Đặc tính chung của u lỉên kết : các tế bào của mô liên kết tuy có cấu tạo chức phận khác nhau nhưng có một nguồn gốc từ tế bao trung mô nên có một số đặc tính chung tế bào nằm cách xa nhau , nằm trong chất căn bản nên không có tính phân cực dễ biến đổi sang nhau , có khả năng di động và thực bào , giữa các tế bào là tổ chức căn bản , các sợi kiên kết nằm xen kẽ nhau , cho nên các khối u liên kết cũng mang các đặc tính trên nếu là u ác tính chắc như thịt nên gọi là sarcom ,  ranh giới khối u rõ hơn so với ung thư biểu mô , khối u thường có hoại tử và di căn theo đường máu .

2. Các u liên kết lành tính :

2-1.  U xơ  ( fibroma ): u có thể gặp ở mọi lứa tuổi , u có thể ở mọi nơi trong cơ thể , u thường có đường kính vài cm .

Loại tế bào trong u xơ là nguyên bào sợi và tế bào sợi hình thoi xắp xếp thành bó đan chéo nhau và kèm theo tăng sản sợi keo . Tỷ lệ giữa các tế bào và chất tạo keo thay đổi rất nhiểu tùy từng trường hợp. Các u xơ cứng ( fibroma durum ) thì không có tế bào hoặc ít tế bào mà có rất nhiều sợi tạo keo. U xơ mềm ( fibroma molle ) thì có rất nhiều tế bào. Tất nhiên, giữa hai loại đó, lại có những mức độ khác nhau. Khối u càng có nhiều tế bào bao nhiêu thì nó càng gần với khả năng ác tính. Người ta thường cho rằng u xơ là loại u hay gặp. Nhưng thực ra, nếu là u xơ đơn thuần thì lại hiếm.

- Về đại thể, nó là một khối u tròn, có vỏ bọc, màu trắng. Mặt cắt dẹt (cứng  không vồng lên) và có những dải óng ánh chạy chéo qua.

Về vi thể, thấy có những bó sợi chạy vắt chéo nhau. Xen kẽ giữa các bó đó, là những tế bào hình thoi số lượng nhiều hoặc ít.

Vị trí

ở da , các u xơ có thể rắn hoặc mềm. Loại mềm phát sinh từ các dây thần kinh dưới da, cho nên nó có liên quan với các u xơ thần kinh.     + U xơ của dây thần kinh có thể chia ra làm u xơ thần kinh da và u xơ thần kinh dưới da và sâu hơn.

U xơ thần kinh (neurofibroma) da có thể đơn độc, tạo thành một cục cứng và thường rất căng nằm ở trong da. Là một loại u có ở mọi lứa tuổi  thường ở vùng lưng , thân người chi , bả vai , vùng da u thường có tăng sắc tố tuy nhiên rất hiếm thấy dạng u đơn độc , đôi khi u rất lớn và có khi tới hàng trăm u  ở nhiều nơi thì gọi là bệnh Von Recklinghau-sen. Còn gọi là bệnh u thần kinh sợi (neurofibromatosis) . U thường phát triển từ vỏ liên kết của bao dây thần kinh . U thường có vỏ bọc hình tròn hoặc bầu dục tạo thành cục phình to trên dây thần kinh , mật độ mềm , chun giãn , vì vậy còn có tên là u xơ mềm (molluscum fibrosum). U khác nhiều với u bao Schwann ở nhiều đặc điểm như : u xơ thần kinh thường nhiêu ổ có cấu trúc gồm tăng sản các tế bào nội mạc thần kinh là các tế bào rất giống với tế bào sợi và tăng sản tế bào Schwann . các tế bào này xếp song song với nhau tạo thành các bó các dải lẫn trong mô liên kết kèm nhiều nguyên bào sợi . còn u bao Schwann (Schwannoma ) thường cấu trúc gồm các đám tế bào Schwann hình thoi dài nhân nhỏ , bào tương ít các tế bào xắp xếp 2 kiểu : Kiểu Antoni A rất giàu tế bào , các tế bào họp thành bó xoắn nhau , hoặc xếp thành hình dậu song song với nhau hay cuộn tròn tạo các thể Verocay giống những thể xúc giác . Kiểu  Antoni B ít tế bào , các tế bào hình sao trong mô đệm thoáI hoá nhầyvà thoái hoá trong . u thường tiến triển chậm , khoảng 10% các u có kích thước lớn có thể thành ác tính .

.U xơ thần kinh của các dây thần kinh dưới sâu phát triển từ các dây thần kinh dưới da và sâu hơn. Thể này ít gặp hơn thể u xơ thần kinh da nhưng nó quan trọng vì hay có xu hướng chuyển thành ác tính.

U thần kinh đám rối (plexiform neurofibroma) u thường là những cục không đều hay ở lớp bì vùng da đầu , gáy , mi mắt , hiếm ở hốc miệng là do mô nội thần kinh (endoneurium) phát triển thành. Nó làm cho dây thần kinh dày lên và ngoằn nghèo. Phần nhiều các khối u này có thể cắt bỏ được.

+ Các u xơ của các niêm mạc thì nằm ở dưới niêm mạc của dạ dày và ruột. Chúng thường lồi vào buồng trứng, thận và các tạng khác và thường chỉ nhỏ. U xơ mọc từ vòm họng có thể lớn tới mức đe dọa đời sống của bệnh nhân.

+ U xơ của thành bụng, gọi là u xơ cứng (desmoid tumor). Do Mankin tìm ra năm 1932 . Khoảng 80% trường hợp gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ con, đôi khi thấy ở trẻ nhỏ và nam giới có thể do đã từng bị một chấn thương vào thành bụng.

. U không có ranh giới và không có vỏ bọc , rắn chắc , không đau , thường xâm nhập mô kế cận ,kích thước tới 15cm và có khi nặng tới choc kg , u có mật độc chắc màu trắng xám , kèm những dảI xơ do đó có  chữ (desmos) nghĩa là (dải) hoặc (sợi) . . Cấu trúc gồm các nguyên bào sợi biệt hoá nhiều hay ít xếp thành bó đan chéo nhau , không thấy nhân quái , nhân chia có thể có nhiều vùng thoái hoá nhầy . các tế bàu u  xâm lấn vào cơ. Các thớ cơ bị ôm vào trong khối u sẽ biến đổi một cách đặc biệt, tạo thành những tế bào khổng lồ nhiều nhân trông giống như những tế bào khổng lồ dị vật.

U thường phát triển tại chỗ dễ tái phát khi cắt bỏ không triệt để .

2-2.  U mỡ (lipoma): thường gặp ở phụ nữ 40-50 tuổi được cấu tạo bơi tổ chức mỡ. Là một khối u hay gặp, xuất hiên chủ yếu ở tổ chức dưới da cổ, vai, lưng và mông. Đối khi, nó phát triển từ tổ chức mỡ mạc treo và sau phúc mạc có khi còn thấy u mỡ ở tuỷ xương ( chiếm tỷ lệ 1% các u xương ) , rất hiếm ở hệ thần kinh trung ương . Hiếm hơn nữa, nó có thể xuất hiện trong lớp hạ niêm mạc dạ dày, ruột và có thể tạo thành một khối tựa như polyp. Trong những bệnh suy mòn, trong khi mỡ của cơ thể tiêu đi nhưng khối u mỡ không bị tiêu.

U mỡ là khối u thường đơn độc  mềm, ranh giới rõ, có múi, có vỏ bọc, dễ cắt bỏ. nó không bị dính dưới lớp cân ở dưới sâu những lớp da phủ trên u mỡ thì thường bị lồi lõm do có những dải xơ nối từ da vào u mỡ. U mỡ là một loại u rất lành như những u mỡ sau phúc mạc và u mỡ quanh thận đôi khi, tuy rằng hiếm, có thể chứa những phần tổ chức mỡ phôi thai phát triển nhanh và xâm lấn. Những u này gọi là sac – côm mỡ.

U đông miên ( hibernoma ), như tên của nó, dùng để chỉ một loại khối u phát sinh từ một tổ chức mỡ mầu nâu có tính chất giống như tổ chức mỡ trong nhưng cái gọi là tuyến đông miền của một số động vật ngủ đông. Vị trí hay gặp là ở vùng hai bả vai nhưng đôi khi cũng gặp ở nách và đùi. Kiến trúc vi thể điển hình của nó là những tế bào to chứa đầy những hố mỡ nhỏ. Cái tên (u đông miên) ngày nay vẫn còn được dùng chỉ có ý nghĩa lịch sử nhưng thực ra, có lẽ u này u này chỉ đơn giản là một u mỡ phát triển trong một tổ chức mỡ chưa trưởng thành (Cox).

2-3. U nhầy ( myxoma ): u thường gặp ở người tuổi trung niên gặp ở mọi nơI trong cơ thể .  ở tim vùng lỗ bầu dục tâm nhĩ trái . u thường nhỏ , đơn độc và thường có vỏ bọc

Kiến trúc vi thể của u nhầy gồm các tế bào hình sao hoặc hình đa dạng, hình thoi có nhiều nhánh bào tương nối tiếp nhau trong một mô đệm nhầy chứa nhiều mucopolysarcharit  giống như  tổ chức nhầy của cuống rốn . Chất nhầy này cos thể nhuộm bằng mucicarmin. Khối u có lẽ có nguồn gốc từ tổ chức trung mô nguyên thuỷ chưa biệt hoá , u xâm nhập tại chỗ và dễ táiI phát

2-4. U sụn: u chiếm 10% các u lành tính của xương thường gặp ở bệnh nhân 20-40 tuổi , 60% gặp ở xương đốt bàn tay bàn chân , đôI khi they u sụn ở mô mềm như đường hô hấp , nieem mạc miệng lưỡi . u thường đơn độc , u có nhiều thuỳ Vì không có mạch máu nên nó dễ bị thoái hóa nhầy. Nó cũng thường bị canxi hóa diện cắt có nhiều ổ can xi hoá . hoặc hoá xương . Về mặt vi thể, nó khác sụn trong ở chỗ các tế bào sụn nằm riêng rẽ chứ không họp thành nhóm. U sụn tiến triển chậm lan rộng tại chỗ , 55 trở thành ác tính  U có lẽ có nguồn gốc từ mô sụn tồn dư trong cơ thể .

2.5. U xương ( osteoma ) : u thường gặp ở bệnh nhân 40-50 tuổi hay gặp ở xương sọ , mặt , xương hàm , u thường một khối , cấu trúc u gồm các mô xương biệt hoá rõ gồm các bè xương với các tế bào xương , u tiến triển chậm và thường là một hamactom hơn là một u xương thực thụ . u xương còn có thể gặp  U xương xốp ( cancellous osteoma ) được cấu tạo bởi tổ chức xương xốp. Nó phát sinh từ sụn nơi đầu xương giống như u sụn và mặc dầu đã biến thành xưong, nó vẫn phủ bởi một lớp sụn. Gai xươngdưới móng là một u xương xốp mọc từ mặt lưng đốt xương cuối của ngón chân cái, nó đẩy móng chân lên nên rất đau.

3.  Các u liên kết ác tính 

3-1. Đặc tính chung:

Như ta đã biết, các u liên kết ác tính gọi là sarcom. Chúng họp thành một nhóm khá phức tạp. Có nhiều khối u được gọi là sac-côm tuy rằng chúng không phải là u của tổ chức liên kết mà cũng không tiến triển giống như thế. Chẳng hạn như sac-côm lympho, sac-côm hắc tố, sac-côm cơ,

Tính chất ác tính của sac-côm thay đổi rất nhiều. Điều này làm cho chuẩn đoán vi thể càng thêm khó khăn. Nhưng u càng ác tính bao nhiêu thì càng dễ chuẩn đoán bấy nhiêu .

* Hình ảnh đại thể.

Mô tả về các sac-côm là một điều khó khăn vì chúng thay đổi rất nhiều .

Tuy nhiên, chúng cũng có một số điểm chung. Một sac-côm điển hình thì chắc như thịt (sark: thịt). Nó là một khối u lớn, có ranh giới với  tổ chức xung quanh rõ hơn là một ung thư biểu mô. Những u nào nhiều tế bào hơn thì có thể giống như chất trắng của não.  Mặt cắt đồng nhất. Đây là một trong những đặc điểm chủ yếu. Nhưng vì hay có thoái hóa cho nên tính đồng nhất cũng bị thay đổi. Khối u có thể phát triển to tới mức máu nuôi dưỡng không đủ, kết quả là thấy có hoại tử, thoái hoá nhầy, dạng nhầy, và nhuyễn hoá tổ chức u. Biến chứng hay gặp nhất là xuất huyết vì các mạch máu thì nhiều mà thành mạch lại rất mỏng.

* Hình ảnh vi thể.

Những sac-côm kém biệt hóa là những u có nhiều tế bào và tổ chức đệm thì lại  ít tới mức khó nhận ra được. Càng biệt hóa bao nhiêu thì tổ chức đệm càng nhiều và càng điển hình bấy nhiêu. Cho nên, trong sac-côm xương thì giữa các tế bào có tổ chức xương. Cấu trúc tổ chức học chung của một sac-côm khác về căn bản với một ung thư biểu mô, cũng giống như tổ chức liên kết khác với biểu mô. Các tể bào biểu mô họp thành những nhóm ngăn cách vơi nhau bởi một tổ chức đệm nhưng tổ chức đệm không xuyên vào khe giữa từng tế bào riêng lẻ trong nhóm đó. Đó là kiểu cấu trúc thành ổ và giống với biểu mô từ đó, khối u phát sinh ra. Trái lại, trong sac-côm thì không có kiểu tập họp thành ổ mà các tế bào được rải đều ra và bị cách biệt với nhau bởi tổ chức đệm. Tổ chức đệm này có thể rất nhiều nhưng trong sac-côm xương hoặc có thể rất kín đáo khiến cho phải dùng những phương pháp nhuộm đặc biệt mới phát hiện ra được . Cac tế bào của sac-côm còn có những đặc điểm khác nữa của tổ chức trung diệp. Ranh giới của chúng có xu hướng không rõ ràng bằng các tế bào của ung thư biểu mô. Có nhiều mạch máu, thường chỉ là các mao mạch và xoang mạch xuyên vào tổ chức u, trong khi ở ung thư biểu mô các mạch máu chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức đệm nằm xen kẽ giữa các nhóm tế bào. Vì vậy, trong ung thư biểu mô thường dễ có hoại tử do phát triển của các tế bào vượt quá sự phát triển của các mạch máu. sac-côm phát triển mạnh mẽ trên tổ chức đệm có nhiều mạch máu như vậy cho nên hay sảy ra xuất huyết là điều không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm. Các ung thư biểu mô có xu hướng phát triển bằng cách sâm lấn. Các hình nhân chia trong sac-côm có ý nghĩa hơn các hình nhân chia trong các ung thư biểu mô vì trong các biểu bì bị viêm và bị kích thích cũng thường có những hình nhân chia.

Về loại tế bào liên kết thì có thể là nguyên bào sợi, nguyên bào xương, tế bào sụn… trong những thể không biệt hóa , không thể nhận ra là loại tế bào gì. Có những khối u lại có nhiều loại tế bào khác nhau. Trong sac-côm phát triển nhanh thì có nhiểu hinh nhân chia, trong những sac-côm phát triển chậm thì hình nhân chia lại thưa thớt. Điều này có một giá trị lớn trong việc phân biệt với một u xơ nhiều tế bào, nhưng cũng cần ghi nhớ rằng các hình nhân chia còn có thể thấy trong những tổ chức hạt phát triển nhanh. Các tế bào u khổng lồ là một hình ảnh có thể gặp trong một sac-côm ác tính mạnh. Nếu khối u bị nhiễm trùng, các tế bào khổng lồ có thể thực bào nhiều bạch cầu đa nhân, tuy nhiên hiện tượng này ít gặp.

Lan tỏa: sac-côm phát triển phình ra nên hay tạo ra khối u lớn, nhưng nó cũng có thể xâm lấn vào tổ chức xung quanh. Tốc độ phát triển thay đổi rất nhiều: Phẫu thuật cắt bỏ không hoàn toàn làm tăng tốc độ phát triển. Một sac-côm phát triển nhanh đôi khi có thể vượt quá mức cung cấp của máu do đó, khối u có thể ngừng lại hoặc thu nhỏ lại. Lúc đó, sẽ xảy ra hiện tượng xâm lấn. Các tế bào u bò theo mặt các cân, giữa khe các thớ cơ, qua các ống Havers của xương…Do xu hướng xâm lấn này nên việc cắt bỏ hoàn toàn là một điều khó khăn và u hay bị tái phát.

Di căn xảy ra theo đường máu.Các mạch máu thì rất nhiều mà thành thì lại mỏng nên các tế bào sac-côm dễ dàng xuyên vào trong lòng mạch và di căn sớm theo đường máu là điều không thể tránh khỏi. Các di căn đầu tiên hình thành ở phổi nhưng các tế bào u có thể đi qua phổi để đi tới các tạng khác. Do sự lan tỏa sớm như vậy nên ngay đối với các sac-côm có vẻ có thể phẫu thuật dễ dàng nhất, cũng đều cần phải chiếu X quang phổi để phát hiện các di căn. Lan tỏa theo đường bạch huyết ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra trong 5 tới 10% trường hợp.

Vị trí: Các sac-côm rất thay đổi vì khắp cơ thể, đâu cũng có tổ chức liên kết. Hay gặp nhất ở xương, tổ chức da, cân và cơ.

3-2. Các loại sac-côm:

Có 2 cách phân loại sac-côm.

Cách thứ nhất phân loại theo hình ảnh tế bào.

Cách thứ hai phân loại theo kiến trúc tổ chức học.

Trong cách thứ nhất, khối u được đặt tên theo loại tế bào nào có nhiều nhất trong khồi u. Do đó, ta có sac-côm tế bào tròn (to và nhỏ), sac-côm tế bào hình thoi (to và nhỏ), sac-côm tế bào pha và sac-côm tế bào khổng lồ. Cách phân biệt này ít có ý nghĩa thực tế.

Trong cách phân loại thứ 2, khối u được đặt tên theo tổ chức liên kết từ đó nó sinh ra. Do đó, ta có sac-côm xơ, sac-côm xương, sac-côm sụn… Cách phân loại này hoàn hảo hơn cách phân loại trên. Nhưng nếu tế bào u chưa được biệt hóa rõ thì lại không thể đặt tên được. Thường khi, tổ chức đệm lại điển hình hơn là các tế bào u, chẳng hạn như chất xương, chất sụn, chất tạo keo…

Dưới đây là các sac-côm phân loại theo cấu trúc tổ chức học.

3-2-1. Sác côm xơ ( fibrosarcoma) : là loại u ác tính , hay gặp ở người 20-50 tuổi thường they ở mô mềm các chi , mô dưới da, hiêm ở vùng sau trung thất . Đại thể u không có vỏ bọc diện cắt có nhiều ổ hoại tử chảy máu thoáI hoá nhầy chuyển sản sụn xương , dạng xương .

Cấu trúc u gồm hai dạng , ở dạng biệt hoá các tế bào u là những tế bào sợi hinh toi, nhân dài ưa kiềm bào tương ít họp thành bó và dảI tạo thành hình xoắn lốc kèm theo các sợi tạo keo .

Dạng không biệt hoá chiếm tỷ lệ 20% các tế bào đa dạng, nhiều nhân chia nhân không điển hình .

Dạng không biệt hoá thường phát triển nhanh , dễ xâm lấn và di căn đến phổi gan , xương .

Các tế bào hình thoi, có thể to hoặc nhỏ, tế bào càng to thì khối u càng ác tính.

Nói chung hình ảnh đại thể cũng như vi thể thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào mức độ giảm biệt hóa, khối u có thể rất mềm và các tế bào  chỉ hơi có hình thoi .Tổ chức đệm cũng thay đổi. Nó có thể rất thưa thớt hoặc có thể có nhiều sợi khiến cho nó khó có thể phân biệt với một u xơ. Sự có mặt của các hình nhân chia là một trong những đặc điểm có giá trị nhất. Số hình nhân chia ít phần nào chứng tỏ mức độ ác tính của sac-côm.

3-2-2. Sác com thần kinh xơ ( neurofibrosarcoma ).

Còn gọi là sac-côm phát sinh từ dây thần kinh Danh từ này do Ewing đặt ra để chỉ một loại u tế bào hình thoi mà ông ta cho rằng phát sinh từ những dây thần kinh nằm ở dưới sâu. Quan niệm này càng ngày càng nhiều người công nhận đến nỗi ngày nay, phần lớn các sac-côm xơ đều coi là có nguồn gốc từ dây thần kinh. Nhưng Stout thì lại kịch liệt phản đối quan niệm này. Ông ta cho rằng không có chứng cứ nào cụ thể chứng minh rằng các khối u đó phát sinh từ dây thần kinh. Chỉ có một hình ảnh khiến người ta nghĩ tới nguồn gốc thần kinh là các tế bào u có xu hướng họp thành những bó quấn vào nhau. Khối u này thường hiếm hay gặp ở thần kinh quay ,giữa , chầy , rễ tuỷ sống , đám rối cánh tay các nhánh thần kinh bàn tay và bàn chân , các dây thần kinh sọ não .các u có gianh giới rõ lúc đầu, các sac-côm thần kinh khu trú tại chỗ nhưng rồi trong quá trình liên tục phát triển và đặc biệt khi tái phát, chúng xẽ xâm lấn và tổ chức xung quanh, dễ táiphát, ít di căn xa .

Hình ảnh vi thể: thì nói chung là hình ảnh một sac-côm xơ nhưng các tế bào hình thoi  lại sắp xếp với nhau thành những hình xoáy lốc hoặc những bó quấn và nhau. Ngoài ra còn có thể they các tế bào không điển hình nhân kiềm tính , có thể they các tế bào khổng lồ nhiều nhân, tê bào hình thoi .

3-2-3. Sác côm xương (osteosarcoma): thường gặp ở người trẻ tuổi 10-25 tuổi , hay thấy ở cổ các xương dài như cực dưới xương đùi , trên xương chầy , đầu trên xương cánh tay tóm lại có thể nói là khôI u ở ggần gối xa khuỷu . đại thể u có màu trắng xám mềm , có nhiều ổ hoại tử và xuất huyết , u có thể có hình ảnh chân cừu .

Hình ảnh vi thể u gồm các tế bào hình thoi hoặc đa diện bào tương rõ, nhiều nnân quái , nhân chia . tế bào u họp thành bè tạo nên mô xương hoặc dạng xương . U tiến triển nhanh và di căn đeesn gan não trong khoảng 18 tháng ,

3-3-3. Sac-côm sụn ( chondrosarcoma ) là loại u có tỷ lệ 20% trong các loại ung thư xương , thường ở nam giới từ 30-60 tuổi hay ở xương chậu , cánh tay , đùi , xương sươnf, bả vai, . U có thể lớn  xâm lẫn vào các mạch máu và gây nên di căn ở phổi. u có múi đôI khi thành nang và , mặt cắt trắng trong và đôI khi màu vàng . Cấu trúc vi thể đa dạng gồm nhiều tế bào nguyên bào sụn tăng srn , nhân to , ít nhân chia .Việc phân biệt với một u sụn và sac-côm sụn có thể rất khó khăn. Vì vậy, người ta làm giải phẫu bệnh cần phải dựa vào tiến triển lâm sàng và hình ảnh đại thể (xâm lấn…) hơn là dựa vào hình ảnh vi thể. Khi có thoái hóa nhầy là phải nghi ngờ ác tính.

3-3-4. Sac-côm mỡ ( liposarcoma ).

U hay gặp ở tuổi trung niên và người già , hiếm khi ở người trẻ tuổi , u có khi rất to tới 5 kg , mật độ mềm hoặc rắn mặt cắt màu vàng , có những ổ hoại tử chảy máu . Khối u này không đến nỗi hiêm như người ta tưởng. Nó rất dẽ bị bỏ qua, nhất là nếu không dùng phương pháp nhuộm mỡ, có thể gặp sac-côm mỡ ở bất cứ chỗ nào có tổ chức mỡ nhưng hay gặp nhất là ở tổ chức khe giữa các cơ, quanh các khớp và ở những vùng sau phúc mạc , trung thất  và quanh thận. Lúc đầu thì nó có vỏ bọc sau khi cắt bỏ thường tái phát và sau đó, xâm lấn vào tổ chức xung quanh, do đó, tiên lượng thường xấu.

Hình ảnh vi thể thay đổi tùy trường hợp và trong một khối u, có thể có nhiều hình ảnh lẫn lộn với nhau. ở dạng biệt hoá gồm các tế bào mỡ đã trưởng thành xâm nhập tại chỗ, táiI phát chậm, ít di căn . Dạng kém biệt hoá tế bào đa dạng hay gặp nhất là những tế bào hình thoi và những tế bào lớn, hình sao , bào tương lăn tăn, có thể chứa hoặc không chứa mỡ. Nếu có mỡ, thì  sẽ thấy rõ nhất nếu nhuộm bằng phương pháp nhuộm mỡ. các tế bào hình sao  nhạt mầu có thể giống với các tế bào biểu mô và do đó, dễ làm ta nhầm tưởng là một ổ di căn của ung thư biểu mô thận (loại hypernephroma). Sự nhầm lẫn này đặc biệt hay sảy ra khi u nằm trong xương. Có thể thấy những tế bào giống như tế bào  mỡ phôi thai và các tế bào u khổng lồ cũng hay gặp.Loại ung thư này phát triển nhanh di căn sớm đến phổi ,gan .

3-3-5. Sac-côm nhầy (myxosarcoma ).

U rất hiếm gặp , thường ở sau phúc mạc , hình ảnh như u nhầy nhưng tính chất ác tính dựa trên hình thái không điển hình của tế bào nhiều nhân chia nhân quái . Nhiều người cho rằng đây không phải là một nhóm u , mà chỉ là một trạng thái thoái hóa nhầy hoặc sảy ra trong một sac-côm .