Thiếu máu (TM) là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố (HST) và lượng hồng cầu (HC) trong máu ngoại vi, dẫn đến thiếu O2 cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm lượng HST là quan trọng nhất vì huyết sắc tố là Hem vận chuyển O2.


- Hồng cầu và Hematocrit là những chỉ số phản ánh không trung thành của thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC), thể tích trung bình hồng cầu(MCV) dễ bị thay đổi theo tích chất thiếu máu và do những tác động của các yếu tố khác như: tình trạng cô đặc máu (mất nước do đi lỏng, nôn, bỏng) máu bị hòa loãng ở vùng núi cao, suy tim kích thích sinh nhiều HC, đa HC, HC khổng lồ.

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU

1 - Xét nghiệm máu:
+ Số lượng Hồng cầu: người Việt Nam bình thường có số lượng hồng cầu trong khoảng 3,8 - 4,5 T/l. ở Nữ thấp hơn ở nam.
Nếu hồng cầu dưới 3,8 T/l là thiếu máu. Nếu HC trên 5,5 T/l là đa hoặc.
+ Hình thái hồng cầu: thường người ta quan sát hình thái HC trên phiến kính nhuộm giemsa, tại những vị trí HC trải đều không chồng chất lên nhau. Bình thường HC hình tròn màu hồng, ở giữa hơi nhạt hơn.
Trong bệnh lý thiếu máu có thể thấy:
- Hồng cầu nhạt màu, hình nhẫn, HC bóng ma trong thiếu máu nhược sắc nặng.
- Hồng cầu đa hình thể: hình quả lê, hình bầu dục, quả chùy, răng cưa... trong thiếu máu nặng.
- Hồng cầu hình bia bắn, hình lưỡi liềm, hình bi... trong thiếu máu huyết tán bẩm sinh di truyền.
- Có những thể bất thường trong hồng cầu: như thể Jolly, vòng Cabott là những di sót của nhân do quá trình chuyển hoá quá vội vàng của HC non trong tủy xương, gặp trong thiếu máu huyết tán hoặc thể Heinz, hạt kiềm... gặp trong thiếu máu do nhiễm độc một số hoá chất (nhiễm độc TNT, chì vô cơ...).
- Có thể thấy nguyên hồng cầu trong máu ngoại vi, gặp trong thiếu máu huyết tán, thiếu máu sau chảy máu cấp, bệnh lách sinh tủy...
+ Kích thước HC: hồng cầu bình thường có đường kính khoảng 7mm. Trong thiếu máu có thể thấy:
. Hồng cầu bé (microcyte) d = 5 - 6 mm, gặp trong thiếu máu thiếu sắt
. Hồng cầu to (macrocyte) d = 9 - 12 mm, gặp trong thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12.
- Hồng cầu khổng lồ (megalocyte): d > 12 mm, gặp trong bệnh Biermer.
Nếu đường kính HC < 5 mm thì thường là các mảnh HC vỡ.
+ Định lượng huyết sắc tố: người Việt Nam trưởng thành có lượng huyết sắc tố bình thường từ 140g/l - 160g/l, ở trẻ sơ sinh có nhiều hơn (195g/l), ở trẻ em ít có hơn (1 tuổi: 112g/l; 10 tuổi: 120g/l). Nếu tính theo nồng độ phân tử thì bình thường HST = 8,1 - 9,3mcmol/l .
Thiếu máu là khi HST ở nam < 130g/l; ở nữ < 120g/l; ở phụ nữ có mang < 110g/l.
Đây là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá thiếu máu.
+ Hematocrit: là thể tích khối HC chiếm chỗ so với lượng máu đã biết, biểu thịbằng l/l hoặc bằng tỷ lệ % giữa khối HC và máu toàn phần.
Bình thường ở nam: 0,45 - 0,50 l/l hoặc 45 - 50%. ở nữ : 0,40 - 0,45 l/l hoặc 40 - 45%.
Trong thiếu máu hematocrit thường giảm.
+ Hồng cầu lưới: là hồng cầu trẻ vừa trưởng thành từ nguyên hồng cầu ái toan trong quá trình sinh HC, là dạng chuyển tiếp giữa HC non trong tủy xương và HC trưởng thành ở ngoại vi; thời gian tồn tại ở dạng chuyển tiếp (đời sồng HC lưới) khoảng 24 - 48 giờ.
Hồng cầu lưới được nhận ra bằng phương pháp nhuộm tươi new methylen blu hoặc xanh sáng crezyl: hồng cầu lưới là những HC có chứa các hạt màu xanh sẫm nằm thành hình dây lưới. Đếm số lượng HC lưới cho ph p đánh giá trạng thái và khả năng sinh HC của tủy xương.
Bình thường hồng cầu lưới = 0,5 - 1% hoặc 0,025 - 0,050 T/l.
HC lưới giảm trong suy tủy...,
HC lưới tăng trong huyết tán, trong giai đoạn phục hồi của thiếu máu...
+ Tính toán các chỉ số HC:
Tính toán các chỉ số hồng cầu rất quan trọng, vì từ đó người ta có thể xác định được tính chất thiếu máu (nhược sắc, đẳng sắc, ưu sắc), qua đó sẽ giúp tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu một cách dễ dàng hơn.
- Nồng độ HST trung bình HC (MCHC: mean corpuscular hemoglobin concentration): là lượng HST bão hoà trong một thể tích HC.
Giới hạn bình thường của chỉ số nhiễm sắc là 0,9 – 1,1. Trong bệnh lý tùy theo sự thay đổi của chỉ số nhiễm sắc có thể phân biệt:
+ Thiếu máu đẳng sắc khi hồng cầu và huyết sắc tố giảm tương ứng,các trường hợp thiếu máu có huỷ HC vừa phải, ít hoặc không bị thiếu sắt do sắt được giữ lại để tái tạo HC
+ Thiếu máu nhược sắc khi CSNS giảm dưới 0,9 do huyết sắc tố giảm nhiều hơn so với HC, gặp ở bệnh nhân suy nhược thiếu protid, thiếu sắt, hoặc khả năng tiêu hoá hấp thu kém khả năng tổng hợp protid bị rối loạn
+ Thiếu máu ưu sắc khi CSNS trên 1,1. Đây không phải là thừa dư huyết cầu tố, số lượng Hb tuyệt đối trong một đơn vị thể tích máu giảm tuy số lượng số lượng Hb trong từng HC có tăng hơn bình thường, nguyên nhân là do thể tích HC tăng.
Bình thường mỗi hồng cầu chỉ chứa một lượng Hb nhất định khoảng 33% - 34%, khi thể tích HC tăng thì lượng Hb trong HC cũng tăng, thiếu máu ưu sắc gặp trong bênh thiếu máu ác tính.
+ Sức bền hồng cầu (trong môi trường nước muối nhược trương): Bình thường: HC bắt đầu vỡ ở nồng độ: 0,46%. HC vỡ hoàn toàn ở nồng độ: 0,34%
Nếu vỡ sớm hơn (ở nồng độ nước muối cao hơn) là sức bền HC giảm, thường gặp trong bệnh HC hình bi.
Nếu vỡ muộn hơn (ở nồng độ nước muối thấp hơn) là tăng sức bền HC thường gặp trong bệnh thalassemie.
+ Sắt huyết thanh: Bình thường: Nam: 15 - 27 mcmol/l. Nữ: 11 - 22 mcmol/l.
Sắt huyết thanh giảm trong thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt, tăng trong thiếu máu do huyết tán, suy tủy, rối loạn chuyển hoá sắt ...
+ Nghiệm pháp Coombs (Coombs HC): để phát hiện kháng thể không hoàn toàn kháng HC. Coombs trực tiếp phát hiện kháng thể đã bám vào HC, Coombs gián tiếp phát hiện kháng thể còn tự do trong huyết thanh.
Nghiệm pháp Coombs dương tính rõ trong thiếu máu huyết tán tự miễn.
2 - Tủy đồ:
+ Chỉ định chọc tủy:
- Các thiếu máu không thấy nguyên nhân cụ thể.
- Thiếu máu dai dẳng khó hồi phục.
- Các trạng thái giảm C, tăng C không do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virus.
- Các bệnh máu ác tính, hạch ác tính, các trạng thái rối loạn globulin máu (paraprotein), một số trường hợp ung thư...
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu.
+ Chống chỉ định:
- Tuyệt đối: không có.
- Tương đối: các trạng thái đe doạ chảy máu nặng, suy tim nặng, quá sợ hãi...
-> Tủy đồ bình thường ở người Việt Nam:
Trong mọi trường hợp thiếu máu, xét nghiệm tủy đồ là rất cần thiết để tìm hiểu nguyên gây thiếu máu và đánh giá khả năng phục hồi trong và sau điều trị (xem phần tủy đồ bình thường trong phần: một số xét nghiệm huyết học sử dụng trong lâm sàng).