ĐỘT PHÁ XÉT NGHIỆM MÁU PHÁT HIỆN BỆNH ALZHEIMER TRƯỚC 20 NĂM
Các nhà khoa học Nhật Bản và Australia vừa phát triển thành công một phương pháp xét nghiệm máu cho phép chẩn đoán bệnh Alzheimer trước hàng chục năm.
Ông Colin Masters, Giáo sư tại Đại học Melbourne, cho biết: "Chúng tôi đã phát triển một phương pháp xét nghiệm máu siêu nhạy, có thể chẩn đoán xem ai sẽ bị Alzheimer trước tới 30 năm".
Phương pháp mới này dựa vào việc phát hiện một loại protein độc hại có tên là beta amyloid - hình thành trong não của các bệnh nhân Alzheimer trong suốt thời gian mắc bệnh. Các nhà khoa học cho biết, loại protein này bắt đầu tích tụ trong não khoảng 20 - 30 năm trước khi căn bệnh Alzheimer phát triển nên được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong thử nghiệm lâm sàng trên 20 mẫu máu, xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác lên đến 89%. Qua đó, có thể phát hiện ra các mảng protein bất thường beta amyloid gây mất trí nhớ, giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer sớm hơn 20 năm trước khi các triệu chứng đầu tiên của căn bệnh xuất hiện.
Các nhà khoa học hy vọng rằng, bước đột phá trong nghiên cứu lần này có thể ngăn chặn mức cao nhất những tổn thương ở não bệnh nhân trước khi họ được chẩn đoán và có thể giúp họ kéo dài thêm sự sống.